3 yếu tố để thấu hiểu tiềm năng của bản thân

Trong cuộc sống có nhiều lúc bạn làm rất nhiều việc nhưng bạn lại không tin tưởng rằng việc bạn đang làm đúng hay sai, việc đó có đi tới đâu không hay có lúc bạn thực hiện một dự án một thời gian mà bạn chưa hoàn thành, lúc đó bạn phát sinh ra tâm lý hoài nghi bản thân, hoài nghi về tương lai.

Câu hỏi là: Bạn đã thực sự tin tưởng vào chính bản thân mình chưa?

Câu hỏi là: Bạn đã thực sự tin tưởng vào chính bản thân mình chưa?c còn mơ hồ, điều này không có gì lạ vì nếu bạn đang gặp trường hợp không biết mình muốn gì, đi về đâu hay thích điều gì, thế mạnh bản thân là gì, thì trong bài này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.

Dưới đây mình có 2 cách để thấu hiểu tiềm năng và nhận biết niềm đam mê gắn liền với thực lực bản thân như sau:

Cách 1 – Dùng kinh nghiệm >Dưới đây mình có 2 cách để thấu hiểu tiềm năng và nhận biết niềm đam mê gắn liền với thực lực bản thân như sau:. Tất nhiên bạn phải hành động, làm việc thì mới có trải nghiệm nhé.

Đây là cách thức phát triển theo tiến trình tự nhiên, đa số chúng ta cứ thể gặp vấn đề và rút kinh nghiệm từ vấn đề đó, nhiều khi những trải nghiệm đó mang lại sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm nhưng nhiều khi khiến bạn rơi vào bế tắc, chán nản không kiểm soát.

Với cách số 1 lời khuyên ở đây là hãy tập thói quen thoát khỏi bế tắc và luôn nhắc nhở bản thân vượt qua vấn đề càng nhanh càng tốt sau đó suy nghĩ xem bài học rút ra là gì?

Cách thứ 2 là thấu hiểu tiềm năng của chính mình để có những phân tích, đánh giá, và so sánh với những vấn đề, khó khăn xung quanh. Và tôi muốn hướng bạn hãy thử sử dụng cách này, và dưới đây tôi sẽ chỉ cho bạn 3 yếu tố giúp bạn tìm thấy bản thân mình thực sự nên làm gì?

3 yếu tố đó là

1. Tố chất: Khi bạn hiểu về tính cách của mình, ưu điểm, nhược điểm của tính cách, khí chất trong cơ thể, năng lực mạnh nhất, ham muốn bạn khát khao nhất…

Bạn càng hiểu sâu sắc bản thân thì lúc này bạn biết được mình sẽ phù hợp với những điều gì, từ đó điều chỉnh công việc khớp với những gì bạn thân mong muốn.

Ví dụ: Tính cách của bạn là gì? Bạn là người trầm tính, chậm rãi hay là người nóng>3 yếu tố đó lànhanh chóng tốc độ.

Tôi cho rằng trong mỗi con người đều tồn tại nhiều kiểu tính cách chỉ có điều tính cách nào chiếm ưu thế hơn thôi, ví dụ từ chính bản thân tôi:

Tôi là người thích sự yên tính, riêng tư và thích ngồi 1 mình suy nghĩ, trầm ngâm về những điều trong cuộc sống tuy nhiên trong công việc phần lớn khoản thời gian tôi trải qua đều là những quyết định và hành động nhanh chóng, diễn ra nhanh và gấp rút, có thể một phần vì yếu tố công việc và một phần tính cách nóng nảy đang tồn tại trong tôi lúc đó, tôi không chấp nhận sai sót vô ích, không chấp nhận những câu hỏi lãng phí chính vì thế tính cách tôi lúc đó thường sôi nổi hơn.

Vậy nên bài học từ khám phá Tố Chất giúp bạn điều tiết công việc, cuộc sống sao cho cân bằng hơn. Nếu bạn làm việc trong môi trường tốc độ, vội vả và dễ khiến rơi vào tình trạng nóng nảy thì hãy đưa ra phương pháp nghỉ giữa hiệp (Áp dụng phương pháp Pomodoro), hoặc phương pháp giải quyết nhanh trong khoảng thời gian ngắn sau đó nghỉ ngơi hoàn toàn. Riêng tôi thường chọn ra 1 khoảng thời gian thích hợp trong ngày, giải quyết xong việc sau đó tôi nghe nhạc và xem phim mình thích. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp với cách này!

2. Nội tự cường: là cách chúng ta nhìn nhận nội lực bản thân đang ở đâu, nội lực ở đây tôi muốn nói là: kiến thức, chuyên môn, khả năng xử lý công việc

Rèn luyện nội tự cường để vận những loại Nội lực phù hợp, là khi bạn có những kiến thức chuyên m ôn, những kỹ năng mềm, biết cách xử lý tốt những công việc, và kiểm soát được công việc, thay vì để công việc kiểm soát mình.

Nội lực của bạn càng thâm hậu, đó là khi bạn càng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và phát triển tư duy trong công việc và ứng dụng trong cuộc sống.

3. Ngoại tự cường – Một cách để bạn hiểu rằng những người xung quanh bạn, môi trường xung quanh bạn, và xã hội xung quanh bạn là vô cùng quan trọng và cần thiết với bạn.

Bạn sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn nếu sinh ra trong một gia đình có bối cảnh tốt, những khó khăn rắc rối là động lực để bạn nhận ra rằng, đôi khi bạn cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa…

Đa phần, mọi người không thể hoàn thiện cả 3 phần này ngay lập tức, bạn hoặc phải chọn tập trung để phát triển tốt nhất, hoặc là phải chấp nhận sự dàn trải và nông cạn.

Và buồn thay chúng ta thường chọn phần 2,3 thay vì tập trung vào phần 1 (phần quan trọng nhất), để rồi sau đó nhận ra mình không phù hợp, không thích, lúc đó hơi chậm rồi…

Kết luận

Tìm hiểu tố chất bên trong chúng ta sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn, từ đó bạn không phụ thuộc hay bị ngoại cảnh chi phối. Cuối cùng bài học bạn có thể nghiệm ra là: hãy tập trung vào yếu tố Tố chất trước tiên, để làm gốc rễ cho 2 yếu tố còn lại.

Bản thân tôi đã liên tục tự áp dụng bằng 3 yếu tố trên còn bạn thì sao? bạn có thể comment chia sẻ thêm ở dưới nhé. Chúc các bạn tìm ra được niềm tin thực sự của bạn thân. Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ nó cho nhiều bạn bè biết được nhé. Cám ơn các bạn!

>Kết luận

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy ủng hộ PXPCenter bằng cách mời Phu Lipha một ly cà phê nhé! Mình rất cảm kích vì điều này. Thanks all!…

BÀI VIẾT GỢI Ý CHO BẠN